Chủ đề tháng 10: Hướng tới kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/20/1930-20/10/2020
SÂN KHẤU HOÁ TÁC PHẨM “TỨC NƯỚC VỠ BỜ”
( Trích tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố )
Hình thức giới thiệu: Sân khấu hoá tác phẩm
Chi đội thực hiện: 9a1
Giới thiệu sách dưới cờ là hình thức thức tuyên truyền miệng đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa đối với công tác thư viện trường học. Hoạt động này đã được duy trì thường xuyên vào sáng thứ hai hàng tuần vào tiết sinh hoạt dưới cờ trong những năm gần đây. Đây là hoạt động có sự phối hợp giữa Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Thư viện nhà trường.
- GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ TÁC PHẨM TẮT ĐÈN
Nói đến Ngô Tất Tố, người ta không thể không nghĩ đến cái làng quê nghèo Việt Nam thời Pháp thuộc mà tiếng thúc dồn sưu hàng năm đe dọa người nông dân nhân như một tai họa khủng khiếp. Tiếng nói văn học của Ngô Tất Tố không chỉ là tiếng kêu cấp cứu đòi cơm áo cho những người nông dân cùng khổ mà còn là tiếng kêu cấp cứu đòi cơm áo cho những người nông dân cùng khổ mà còn là tiếng nói đanh thép, dõng dạc khẳng định nhân phẩm cao đẹp của học trong bùn n hơ của xã hội thực dân phong kiến. Và “Tắt đèn” – một tác phẩm sâu sắc của Ngô Tất Tố, nói một cách khác thì “Tắt đèn” là một bản cáo trạng đanh thép, kết án nghiêm khắc bọn thống trị áp bức, bóc lột nông dân đến tận xương tủy. Ngòi bút của Ngô Tất Tố đã dũng cảm bóc trần thực trạng đen tối, ngột ngạt của cuộc sống ở nông thôn, Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh chân thực về cuộc sống lầm than của những người nghèo khổ làm cho người đọc hết lòng xót thương, căm giận.
Không chỉ lên án gay gắt xã hội thực dân phong kiến, cảm thông sâu sắc với người nông dân, Ngô Tất Tố còn đề cao những nhân phẩm cao quý của họ với những nét đẹp truyền thống tiềm tăng: phẩm chất thương yêu chồng con tha thiết của chị Dậu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ người chồng ốm yếu; phẩm chất thanh cao “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” không hám danh lợi tiền tài của chị và đặc biệt là sức sống tiềm tàng đã ấp ủ bấy lâu trong lòng người phụ nữ nông dân đã bùng cháy đúng lúc để cứu chồng thoát khỏi nanh vuốt của lũ hùm sói cai lệ và người nhà lý trưởng. Và cuối cùng qua “Tức nước vỡ bờ” Ngô Tất Tố đã quan tâm đến vấn đề hết sức bức thiết trong cuộc sống đương thời, đó là nhu cầu được sống những ngay bình yên, được hưởng hạnh phúc trong mái ấm gia đình bình dị của người nông dân. Đặc sắc nghệ thuật trong “Tức nước vờ bờ” của Ngô Tất Tố thực sự làm chúng ta khâm phục. Nhà văn đã xây dựng một nhân vật chị Dậu điển hình, là tượng trưng cho tất cả những người phụ nữ nông dân với những phẩm chất cao đẹp, đáng quý nhất của loài người chúng ta. Và đặc biệt nhà văn đã sử dụng những lời lẽ hết sức dân dã, đời thường mà sinh động, chân thực, làm chúng ta như đang sống giữa cuộc sống bất công đương thời để chứng kiến những điều ngang trái. Và chính sự kết hợp tài tình giữa 3 phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật tình huống cơ bản của tác phẩm giữa hai giai cấp đối kháng đã thực sự thể hiện tài năng tiểu thuyết xuất chúng của Ngô Tất Tố.
“Tức nước vỡ bờ” nói riêng và “Tắt đèn” nói chung sẽ mãi là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học hiện đại nước ta. Nó đã có những thành công vang dội và ảnh hưởng rõ rệt đến xã hội đương thời. Song vẫn còn có những hạn chế nho nhỏ. Nhưng “Tức nước vờ bờ”, “Tắt đèn” sẽ luôn là một tuyệt tác để chúng ta khâm phục và nhớ đến Ngô Tất Tố – nhà văn hiện thực xuất sắc.
2. Một số hình ảnh sân khấu hóa: